• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (6-11): Nga sẽ nhượng quyền cho Ấn Độ sản xuất tiêm kích Su-35?

Quân sự thế giới hôm nay (6-11) có những nội dung sau: Nga muốn “nhượng quyền” cho Ấn Độ sản xuất tiêm kích Su-35; Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cùng sản xuất xe bọc thép chở quân; MBDA phát triển tên lửa phóng từ tàu ngầm Exocet mới.

* Nga muốn “trao quyền” cho Ấn Độ tự sản xuất tiêm kích Su-35

Bulgarian Military dẫn nguồn từ công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết nước này sẵn sàng chuyển giao công nghệ đối với tiêm kích Su-35 cho Ấn Độ.

Đây được coi là một lời đề nghị táo bạo nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong bối cảnh New Delhi đang tích cực triển khai chương trình mua sắm 114 máy bay chiến đấu đa năng mới (MRFA).

Bulgarian Military cho hay, nhu cầu của Ấn Độ về công nghệ quân sự tiên tiến và quan hệ đối tác sản xuất quốc phòng đáng tin cậy là rõ ràng, và Su-35 có thể trở thành sản phẩm thay đổi cuộc chơi mà họ đang tìm kiếm.

Quân sự thế giới hôm nay (6-11): Nga sẽ nhượng quyền cho Ấn Độ sản xuất tiêm kích Su-35?
Dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-35 tại một nhà máy ở Nga. Ảnh: topwar.ru 

Trước hết, đề xuất của phía Nga giúp Ấn Độ có thể sở hữu được một dòng máy bay chiến đấu đời mới, sau tiêm kích Su-30MKI. Đáng chú ý, Ấn Độ đã sản xuất Su-30MKI theo giấy phép từ Nga. Do đó, New Delhi hoàn toàn có khả năng hợp lý hóa quy trình sản xuất Su-35, cho phép thiết lập nhanh hơn và giảm đầu tư so với việc bắt đầu từ con số 0.

Hơn nữa, theo Bulgarian Military, Nga cũng bảo đảm với Ấn Độ rằng chuỗi cung ứng hiện tại cho tiêm kích Su-30MKI có thể được điều chỉnh chỉ với các khoản đầu tư nhỏ để đáp ứng yêu cầu sản xuất Su-35 trong nước. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với New Delhi, vì nó sẽ cho phép mở rộng nhanh chóng sản xuất trong nước, có thể với tốc độ hai chữ số mỗi năm, nhằm sớm củng cố năng lực cho Không quân Ấn Độ.

Cùng với đó, Bulgarian Military nhấn mạnh, sản xuất trong nước không chỉ hỗ trợ sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” của Chính phủ nước này mà còn giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu - một yếu tố quan trọng đối với một quốc gia đang nỗ lực hướng tới quyền tự chủ chiến lược trong quốc phòng.

* MBDA phát triển tên lửa phóng từ tàu ngầm Exocet mới

Theo Naval News, nhà thầu quốc phòng châu Âu MBDA đã phát triển một loại tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm mới thuộc dòng tên lửa Exocet được thiết kế để tấn công các tàu hải quân được bảo vệ nghiêm ngặt, các mục tiêu tàng hình và tàu mặt nước đậu ở cảng.

Theo đó, tên lửa mới được gọi là SM40. Các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của nó so với tiền nhiệm SM39 là nó được tích hợp đầu dò tần số vô tuyến J-Band mới, các thuật toán mới được thiết kế riêng cho môi trường gây nhiễu cường độ cao, phạm vi được tăng gấp đôi.

Quân sự thế giới hôm nay (6-11): Nga sẽ nhượng quyền cho Ấn Độ sản xuất tiêm kích Su-35?
Mô hình tên lửa Exocet được trưng bày tại một triển lãm. Ảnh: Naval News 

Naval News dẫn tuyên bố của ông Pierre-Marie Belleau, chuyên trách mảng vũ khí tấn công sâu của MBDA, cho biết SM40 có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 120km nhờ động cơ phản lực mới, cho phép tàu ngầm hoạt động khi vẫn nằm ngoài tầm phát hiện và tầm bắn của vũ khí đối phương.

Đồng thời, SM40 được thiết kế riêng để trang bị cho tàu ngầm do tập đoàn Naval Group sản xuất, điều này cho thấy hai mặt hàng này sẽ cùng chia sẻ tệp khách hàng do hãng đóng tàu Pháp thiết lập trên toàn cầu. Tên lửa SM39 hiện đang được hải quân nhiều nước trên thế giới sử dụng, bao gồm Pháp và Ấn Độ.

Tương tự như SM39, SM40 đặt trong một khoang kín nước đặc biệt, sẽ phóng đi từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Tên lửa sẽ tách khỏi khoang kín nước ngay khi xuyên qua mặt nước để đảm bảo tên lửa luôn bay ở tầm thấp. Sau đó nó sẽ nhanh chóng tiếp cận mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường quán tính cùng một thiết bị định hướng tự động.

SM40 hiện vẫn chưa được sản xuất, nhưng theo đại diện của MBDA, do sản phẩm này dựa trên các công nghệ hiện có và đã hoàn thiện thiết kế nên thời gian cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường sẽ được rút ngắn đáng kể.

* Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cùng sản xuất xe bọc thép chở quân

Defense News đưa tin, công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ FNSS vừa thông báo phối hợp với tập đoàn PT Pindad của Indonesia để sản xuất phiên bản xe bọc thép chở quân dựa trên nền tảng Kaplan mà hai bên cùng phát triển.

Việc sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2025, với lô hàng đầu tiên được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi lô hàng thứ hai sẽ được chế tạo tại Indonesia. Các công ty cho biết thời gian giao hàng dự kiến là vào cuối năm 2026.

Quân sự thế giới hôm nay (6-11): Nga sẽ nhượng quyền cho Ấn Độ sản xuất tiêm kích Su-35?
Hình ảnh đồ họa về xe bọc thép chở quân Kaplan. Ảnh: FNSS

Dựa theo thông tin công khai, xe có sức chứa 13 người, bao gồm kíp lái với một tài xế, một xạ thủ và một chỉ huy. Giám đốc điều hành FNSS Nail Kurt cho biết đây sẽ là một trong những chiếc xe nhanh nhất trong phân khúc, có thể đạt tốc độ tối đa hơn 70km/giờ với hệ thống treo tiên tiến.

Để nâng cao hơn nữa khả năng sống sót của phi hành đoàn, xe được trang bị hệ thống chữa cháy tự động; hệ thống ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN). Các thiết bị điện tử của xe được thiết kế theo hướng mở, cho phép tích hợp và cập nhật các công nghệ mới trong tương lai.

Cùng với đó, thiết kế module của tháp pháo với tùy chọn có người lái hoặc không người lái sẽ mang lại khả năng lắp đặt nhiều vũ khí chính có cỡ nòng khác nhau, bao gồm pháo 30mm hoặc 35mm, súng cối 120mm và tên lửa chống tăng có điều khiển.

MINH ANH (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.