• Click để copy

RSF sẵn sàng ngừng bắn lâu dài và đàm phán về tương lai Sudan

Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự ở Sudan ngày 27-8 tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn lâu dài với quân đội và trình bày tầm nhìn của nhóm về “Hồi sinh Sudan” - sáng kiến được cho là có thể khôi phục nỗ lực tổ chức những cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên đối địch.

Trong tuyên bố đưa ra vào tối 27-8 (giờ địa phương), người đứng đầu RSF - Tướng Mohamed Hamdan Dagalo - dường như sẵn sàng đàm phán với quân đội về mô hình của nhà nước Sudan trong tương lai. Bước đi này vượt ra ngoài vấn đề chuyên môn của thỏa thuận ngừng bắn lâu dài, vốn là vấn đề gây cản trở đối với các nỗ lực trung gian hòa giải do Saudi Arabia và Mỹ bảo trợ.

RSF sẵn sàng ngừng bắn lâu dài và đàm phán về tương lai Sudan
 Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Bahri, Khartoum, Sudan, ngày 14-7-2023. 

Tuyên bố có đoạn: “Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài phải hướng tới mục tiêu đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu dài, cùng với các giải pháp chính trị toàn diện nhằm giải quyết nguyên nhân sâu xa của những cuộc chiến tranh ở Sudan”.

Theo kế hoạch "Hồi sinh Sudan", Tướng Dagalo cam kết RSF sẽ tuân thủ các nguyên tắc đã được đưa ra trước đó như chế độ liên bang, đa văn hóa, bầu cử dân chủ và một quân đội duy nhất.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) Abdel Fattah Al-Burhan cùng ngày đã tới Port Sudan trong chuyến đi đầu tiên ra ngoài thủ đô Khartoum kể từ khi giao tranh nổ ra hồi giữa tháng 4-2023. Các nguồn tin chính phủ tiết lộ ông sẽ tới Saudi Arabia và Ai Cập để đàm phán.

Giao tranh giữa RSF và quân đội Sudan đã bước sang tuần thứ 20 mà không bên nào giành được chiến thắng. Theo Bộ Y tế Sudan, những cuộc đụng độ giữa hai bên tại Khartoum và một số khu vực khác đã khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương.

Trong khi đó, theo thống kê của Liên hợp quốc, hơn 4 triệu người Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 3,2 triệu người phải đi sơ tán ở trong nước và gần 900.000 người Sudan đã sang Cộng hòa Chad, Ai Cập, Nam Sudan và các quốc gia khác.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.