Số hóa trong quản lý và dạy học
Là đơn vị thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh từ năm học 2021-2022, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hoạt động quản lý, học tập.
Những ứng dụng lưu trữ trực tuyến giúp các tổ bộ môn, giáo viên lưu trữ tập trung bài giảng làm tài nguyên chung, hướng đến xây dựng hệ thống tài nguyên học tập mở của toàn trường. Bên cạnh đó, nhà trường duy trì hệ thống dạy học trực tuyến để có thêm kênh tương tác và hệ thống lớp học trên không gian ảo bảo đảm đầy đủ ứng dụng đáp ứng nhu cầu dạy học.
Theo cô Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, để từng bước chuyển đổi số trong các hoạt động, nhà trường xác định con người là yếu tố quan trọng nên tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phối hợp với các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để giảng dạy, đào tạo tại chỗ cho giáo viên. Nhà trường sẽ triển khai các dự án chuyển đổi số như: Xây dựng học liệu theo chuẩn mở, ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng, đánh giá, theo dõi năng lực học sinh...
![]() |
Thư viện thông minh tại Trường THCS Lê Văn Hưu, huyện Nhà Bè. |
Tại Trường THCS Lê Văn Hưu (huyện Nhà Bè) cũng đưa vào hoạt động thư viện thông minh và lớp học thông minh. Các hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tích hợp các thiết bị và phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy và quản lý.
Học sinh vào thư viện sẽ qua cổng “check in” tự động, truy cập vào các nguồn tài liệu phong phú từ thư viện trực tuyến, cũng như tham gia các hoạt động sáng tạo và cá nhân hóa. Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy kết hợp nhiều cách tiếp cận, khuyến khích học sinh tư duy, khám phá kiến thức. Ban giám hiệu nhà trường giám sát, điều hành và đánh giá hoạt động của thư viện, lớp học hoàn toàn chủ động.
Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh đã triển khai quyết liệt những giải pháp chuyển đổi số từ tuyển sinh đầu cấp, chuyển trường đến sổ đầu bài điện tử, bài giảng điện tử, thanh toán học phí, quản lý bữa ăn bán trú... Các giáo viên đã có nhiều sáng tạo trong hoạt động dạy và học, mang lại hiệu quả tốt cho học sinh và nhà trường.
Theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, có 77% giáo viên đã chuẩn bị tốt bài giảng điện tử, 73% giáo viên sử dụng công nghệ thông tin đánh giá kết quả học tập của học sinh, 78% học sinh được cải thiện quá trình học tập nhờ sử dụng công nghệ thông tin.
Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025 của ngành giáo dục thành phố đặt mục tiêu đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu với 25% chương trình bậc tiểu học và 35% chương trình bậc trung học được triển khai dưới hình thức trực tuyến. Đến năm 2030, thành phố sẽ đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục lên môi trường số.
Thành phố đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung ở các bậc học và thí điểm sử dụng 12 phần mềm dạy học trực tuyến. Dữ liệu dùng chung này là cơ sở để ngành giáo dục dự báo tình hình và khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên ở những năm sắp tới.
Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết: Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là vấn đề mới, vừa làm, vừa nghiên cứu và điều chỉnh. Toàn ngành ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho đội ngũ nhân lực, tiếp tục xây dựng, phát triển dữ liệu số, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở các cơ sở giáo dục.
Bài và ảnh: THƯ LÊ
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).