• Click để copy

Thế giới rúng động trước “kỷ nguyên nguy hiểm” của chiến tranh mạng

20 năm trước, tại một diễn đàn, tướng Sundararajan Padmanabhan, cựu Tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ từng bày tỏ lo ngại về một tương lai trong đó chiến tranh không chỉ diễn ra với binh lính và xe tăng, mà còn bằng vũ khí vô hình: Hệ thống mạng liên kết trong các thiết bị hằng ngày.

Mối lo từng bị coi là “mơ hồ” của 20 năm trước, nay đã biến thành hiện thực tại Lebanon. Với con số ghi nhận ban đầu 11 người thiệt mạng, gần 3.000 người bị thương, trong đó khoảng 200 người nguy kịch, vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ tại Lebanon hôm 17-9 vừa qua không chỉ gây ra hậu quả thảm khốc với người dân sở tại, mà còn khiến thế giới rúng động trước một mối đe dọa an ninh tuy không mới nhưng đã trở nên nghiêm trọng: Chiến tranh mạng.

Thế giới rúng động trước “kỷ nguyên nguy hiểm” của chiến tranh mạng
Người dân Lebanon tụ tập bên ngoài trung tâm y tế thuộc Đại học Mỹ tại thủ đô Beirut sau vụ nổ ngày 17-9. Ảnh: The Hindu 

Trong bối cảnh các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon tiếp tục leo thang do cuộc xung đột ở Gaza, với nỗ lực bảo vệ mạng lưới quân sự bí mật, từ tháng 2 năm nay, lãnh đạo Hezbollah tại Lebanon Hasan Nasrallah ra lệnh cấm các chiến binh sử dụng điện thoại di động, một vật dụng “bất ly thân” phổ biến toàn cầu, bởi nó có thể bị biến thành thiết bị do thám của tình báo đối phương.

Thay vào đó, Hezbollah trang bị cho các chiến binh loại máy nhắn tin đặc biệt để liên lạc nội bộ. Máy nhắn tin này không sử dụng mạng điện thoại di động, mà kết nối liên lạc qua hệ thống sóng vô tuyến, tránh được khả năng bị đối phương lợi dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định vị trí người dùng. Không kết nối internet nên tin tặc không thể xâm nhập, nhờ đó, máy nhắn tin được đánh giá có mức độ bảo mật cao. Chỉ đến khi loại thiết bị “cổ lỗ, công nghệ thấp” này đồng loạt phát nổ tại Lebanon, người ta mới ngã ngửa, rằng đây là một cuộc tấn công tinh vi sử dụng cơ chế kích hoạt từ xa, đồng thời, báo hiệu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới vô cùng nguy hiểm trong chiến tranh mạng. Đó là bất kỳ thiết bị điện tử nào-dù có kết nối internet hay không-đều có khả năng biến thành vũ khí sát thương.

The New York Times cho hay, trước đây, khi tình báo Israel thực hiện cuộc tấn công mạng Stuxnet vào chương trình hạt nhân của Iran, “phần mềm độc hại đã khiến máy ly tâm quay cuồng đến mức chúng trở nên không ổn định và tự hủy”. Còn trong tương lai của thế giới internet vạn vật (IoE), điện thoại, tủ lạnh, ti vi... của bạn đều có thể bị thao túng để biến thành vũ khí tấn công. Không thiết bị hay hệ thống nào-dù lỗi thời hay có vẻ an toàn-có thể miễn nhiễm với thao túng mạng.

Khả năng thao túng và vũ khí hóa các hệ thống có vẻ tầm thường, chẳng hạn như mạng lưới liên lạc, đang định nghĩa lại các quy tắc của chiến tranh và xung đột. Các cuộc chiến trong tương lai giờ đây có thể được tiến hành bằng dữ liệu, thuật toán và khai thác mạng. Khi công nghệ ngày càng được tích hợp vào cuộc sống thường nhật, khả năng các cuộc tấn công mạng làm tê liệt các dịch vụ thiết yếu tăng theo cấp số nhân. Lưới điện, mạng lưới giao thông và hệ thống thông tin liên lạc đều là mục tiêu dễ bị tấn công trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Trên The Hindu, các chuyên gia quân sự nhận định, cuộc tấn công này đánh dấu một thời điểm then chốt trong cách tiến hành chiến tranh trong thế kỷ 21. Các cuộc tấn công mạng thường vô hình, không để lại dấu vết, không mảnh vỡ và không có bằng chứng rõ ràng. Chúng nhắm vào các hệ thống thiết yếu-mạng lưới truyền thông, lưới điện, các tổ chức tài chính-khiến một quốc gia bất kỳ phải khuất phục mà không cần triển khai một vũ khí thông thường nào.

Các chiến lược gia quân sự thế giới cần phải coi không gian mạng như một chiến trường then chốt, nơi các cuộc tấn công có thể phá vỡ kết cấu xã hội, phá hủy nền kinh tế và hạ tầng quan trọng mà không cần phải nổ súng. Chưa bao giờ chiến tranh mạng lại gây ra nguy cơ thiệt hại cao như bây giờ.

Những thay đổi của chiến tranh từ trên bộ, trên không và trên biển sang không gian mạng có ý nghĩa sâu sắc đối với các lực lượng quân sự toàn cầu. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ có khả năng khuất phục ngay cả những “pháo đài bất khả xâm phạm”. Trong chiến tranh tương lai, kẻ thù có thể ở bất cứ đâu, sử dụng thứ vũ khí vô hình để gây ra những thiệt hại hữu hình với hậu quả không thể đong đếm.

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.