• Click để copy

Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào NATO

Ngày 30-3, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cuối cùng phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO. Động thái này diễn ra 2 tuần sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công khai ủng hộ nỗ lực nhiều tháng qua của quốc gia Bắc Âu.

Trên trang Twitter, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg viết: “Tôi hoan nghênh cuộc bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hoàn tất nghị định thư phê chuẩn tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan”. Ông nhấn mạnh: “Bước đi này sẽ làm cho toàn bộ gia đình NATO trở nên mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”.

 Toàn cảnh một phiên họp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara, ngày 15-3-2023. Ảnh: TTXVN

 Toàn cảnh một phiên họp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara, ngày 15-3-2023. Ảnh: TTXVN

Sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300km với Nga, chỉ còn phải trải qua một vài bước kỹ thuật trước khi trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Helsinki hy vọng tiến trình này sẽ được hoàn tất vào đầu tuần tới.

Phần Lan và Thụy Điển đã chấm dứt chính sách không liên kết quân sự kéo dài nhiều thập kỷ và quyết định xin gia nhập NATO sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đơn xin gia nhập của 2 quốc gia Bắc Âu này đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6-2022. Tuy nhiên, để chính thức trở thành thành viên NATO, các nghị định thư kết nạp Helsinki và Stockholm cần phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên liên minh phê chuẩn.

Trước đó, ngày 27-3, Quốc hội Hungary, do đảng Fidesz cánh hữu của Thủ tướng Viktor Orban chiếm đa số, cũng đã phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào NATO sau nhiều tháng trì hoãn.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.