• Click để copy

Năm 2023, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

 Quang cảnh Phiên họp toàn thể lần thứ 13 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. 

 Quang cảnh Phiên họp toàn thể lần thứ 13 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. 

Ngày 30-3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 13, cho ý kiến vào điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (Chương trình).

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tờ trình của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; nghe các tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí về đề nghị xây dựng các dự án luật.

Theo đó, đối với Chương trình năm 2023, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 13 dự án, gồm 11 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết.

Cụ thể: Tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ đề nghị bổ sung 7 dự án, gồm 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; gồm:

- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 theo quy trình tại một kỳ họp;

- Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 đối với 5 dự án luật là: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 

Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ đề nghị bổ sung 4 dự án luật, gồm:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp;

- Trình Quốc hội cho ý kiến đối với các dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 1 dự án là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Tòa án nhân dân tối cao cũng đề nghị bổ sung dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 10-2023, thông qua tại phiên họp tháng 12-2023.

Đối với Chương trình năm 2024, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào Chương trình 18 dự án luật.

Đó là: 6 dự án luật (được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6) gối sang năm 2024 (thông qua tại kỳ họp thứ 7), trong đó có hai dự án luật đã được Quốc hội quyết định trong Chương trình năm 2023 và 4 dự án luật mới được đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023.

Ngoài ra, 10 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm 2024 (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, thông qua tại kỳ họp thứ 8). Trong đó, Chính phủ đề nghị 7 dự án luật, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị một dự án luật (là Luật Tư pháp người chưa thành niên), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị một dự án luật (Luật Công đoàn sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị một dự án luật (Luật Bản dạng giới).

Cùng với đó là hai dự án luật được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8...

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới.

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới.

Qua thảo luận, các đại biểu đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã rất khẩn trương triển khai công tác rà soát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ các dự án luật để đề xuất đưa vào Chương trình, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Đảng đoàn Quốc hội và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cũng đặc biệt đánh giá cao và ủng hộ việc đại biểu Quốc hội đã chuẩn bị hồ sơ và đề nghị xây dựng luật; khẳng định việc đại biểu Quốc hội trình đề nghị xây dựng Luật là thực hiện quyền sáng kiến lập pháp theo quy định pháp luật. 

Các đại biểu cũng cho biết khối lượng nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội khóa XV là rất lớn, đặt ra nhiều áp lực đối với các đại biểu Quốc hội. Do đó, các đại biểu cũng cân nhắc việc sắp xếp các dự án luật đưa vào Chương trình, khắc phục tình trạng bổ sung quá gấp và có sự cân đối số lượng các dự án tại mỗi kỳ họp, ưu tiên trình trước đối với những nội dung cấp thiết, bức xúc thì cần trình trước...

THẢO PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.