Xây dựng sản phẩm OCOP: Kinh nghiệm từ ngành chè tỉnh Thái Nguyên
Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thái Nguyên đã có 240 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao (149 sản phẩm 3 sao, 89 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia).
Điểm đặc biệt là Thái Nguyên có đến hơn 140 sản phẩm (chiếm hơn 60% số lượng sản phẩm) OCOP có nguồn gốc từ cây chè, đóng góp lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại của tỉnh.
Sư thầy Thích Huệ Ấn, du khách từ tỉnh An Giang tìm đến mua chè tại khu trưng bày của Hợp tác xã (HTX) Chè Hảo Đạt (ở xã Tân Cương, TP Thái Nguyên) qua thông tin từ mạng xã hội với các hình ảnh, clip về quá trình sản xuất, chế biến, thưởng thức các loại chè. Trực tiếp mua chè tại HTX, sư thầy rất ấn tượng với mô hình kinh doanh ở đây vì được đưa đi tham quan, trải nghiệm tại vườn chè, được nhìn tận mắt quy trình làm ra sản phẩm. Sư thầy Thích Huệ Ấn chia sẻ: “Vừa uống trà, vừa tham quan, ngắm cảnh, trò chuyện với người nông dân trồng chè để tìm hiểu về quá trình làm ra sản phẩm là một điều rất thú vị. Tôi rất ấn tượng vì xưởng sản xuất sạch sẽ, máy móc hiện đại, sản phẩm chè khô được đóng gói đẹp...”.
Xã viên Hợp tác xã Chè Hảo Đạt ở xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thu hái chè tươi. Ảnh: THANH HẢO |
Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở xóm Nam Đồng, xã Tân Cương cùng nhiều hộ dân ở địa phương chủ yếu trồng và chế biến chè theo quy mô hộ, mạnh ai nấy làm nên giá bán bấp bênh, thu nhập không ổn định. Từ năm 2018, gia đình ông tham gia liên kết với HTX Chè Hảo Đạt và chuyển sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nên thu nhập tăng lên. Bình quân mỗi năm, 1ha chè ông Hữu thu về trên dưới 300 triệu đồng. Để có được điều này, chè phải được chăm sóc, thu hái, chế biến đúng quy định. Ví dụ, các sản phẩm chè tôm nõn phải được hái đúng theo giờ, theo số ngày được HTX thông báo; quá trình sơ chế, chế biến tại HTX được thực hiện theo quy chuẩn được thông báo đến từng hộ tham gia liên kết; việc tiêu thụ sản phẩm cũng chuyên nghiệp hơn, không phải tự mang ra chợ bán. Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX Chè Hảo Đạt cho biết: “Ngoài việc phải tuân thủ theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt, rõ ràng, mỗi sản phẩm đều được chế biến theo tiêu chuẩn an toàn và có mã QR để truy xuất nguồn gốc. Vì có nhiều đơn vị cùng sản xuất, kinh doanh mặt hàng này nên nếu không làm tốt, làm chuẩn thì không thể bán được hàng. HTX hiện có 5 sản phẩm OCOP, trong đó có một sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Từ năm 2019 đến 2023, doanh số bán hàng của HTX đều tăng hơn 30%, trung bình đạt 5-6 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5-6 triệu đồng/người/tháng”.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên có nhiều chủ trương, chính sách phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm chè, như: Hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ giống chè mới, phân bón hữu cơ, sinh học; chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ; hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong sản xuất và thiết bị sơ chế, chế biến chè; hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, kết nối quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm... Những chính sách này giúp sản lượng, chất lượng, thương hiệu và giá trị chè Thái Nguyên không ngừng được nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 52 doanh nghiệp, gần 100 HTX sản xuất, kinh doanh chè, 230 làng nghề chè và hơn 90.000 hộ trồng chè; hơn 140 sản phẩm từ chè đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3, 4 và 5 sao. Từ đây, sản phẩm chè đã có một chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU; 2 nhãn hiệu chứng nhận là “Chè Phú Lương” và “Chè Võ Nhai”; 9 nhãn hiệu tập thể, 96 nhãn hiệu thông thường liên quan đến sản phẩm từ cây chè của các tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ. Việc có nhiều đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh chè giúp tăng tính cạnh tranh và đòi hỏi phải hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các cơ quan chức năng như ngành nông nghiệp sẽ bảo đảm làm tốt việc quy hoạch vùng sản xuất, quản lý về cơ sở, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ các đơn vị sản xuất đa dạng hóa mặt hàng, mẫu mã, quảng bá sản phẩm.
Đồng chí Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Hỗ trợ thành lập các HTX, các mối liên kết giữa doanh nghiệp với HTX, HTX với nông dân đã giúp sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu trong quá trình phát triển của Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Về xây dựng thương hiệu, đến thời điểm này, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã chính thức được bảo hộ tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này khẳng định uy tín, chất lượng, thương hiệu và giá trị của chè Thái Nguyên, đồng thời là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm này đến với thế giới, góp phần nâng cao vị thế của chè Thái Nguyên”.
TUẤN PHONG
Tin mới
Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus
Sáng 27-11, tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần tiếp đón Đoàn cán bộ hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus do Thiếu tướng Mosolop Alexander Vyacheslavovich, Phó cục trưởng thứ nhất Cục Hậu cần, Tham mưu trưởng Hậu cần các lực lượng vũ trang Belarus thăm và làm việc tại Việt Nam. Thiếu tướng Phạm Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì tiếp đón và làm việc.
Trang trọng lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Ngày 27-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).
Đến năm 2030, ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn không ma túy
Chiều 27-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ gia đình bị sạt lở đất khắc phục hậu quả
Ngày 27-11, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 92 và chính quyền địa phương xã Lâm Đớt, huyện A Lưới hỗ trợ gia đình ông Trần Văn Khưa khắc phục hậu quả sạt lở đất.
Nền công nghiệp hóa chất chuyển đổi mạnh mẽ
Ngày 27-11, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 19-VINACHEM EXPO 2024.
Người trẻ mùa chạy việc cuối năm: Đa nhiệm, áp lực nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống
Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều người trẻ quan tâm.